Banner chính
Banner chính

Cách tra bảng sức chịu tải của đất nền

Cập nhật: 9/3/2024 | 6:50:12 AM

Sức chịu tải đất nền chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền vững của cả một công trình. Vậy bạn đã biết độ chịu tải là gì? Độ chịu tải trên đất nền bao nhiêu là hợp lý? Sau đây mình sẽ giúp các bạn tham khảo qua bảng tra sức chịu tải của đất nền để có thể đảm bảo an toàn cho quá trình thi công xây dựng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của VMSTEEL để có được cái nhìn tổng quan hơn về chủ đề này nhé.

Sức chịu tải đất nền chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền vững của cả một công trình. Vậy bạn đã biết độ chịu tải là gì? Độ chịu tải trên đất nền bao nhiêu là hợp lý? Sau đây mình sẽ giúp các bạn tham khảo qua bảng tra sức chịu tải của đất nền để có thể đảm bảo an toàn cho quá trình thi công xây dựng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của VMSTEEL để có được cái nhìn tổng quan hơn về chủ đề này nhé.

Khái niệm về sức chịu tải của đất nền là gì?

Được định nghĩa cụ thể đó là khoảng giới hạn về tải trọng mà đất nền có khả năng chịu đựng được. Terzaghi đã xác định được sức chịu tải trên đất nên dựa vào cơ sở của lý thuyết cân bằng giới hạn điểm ngay trên môi trường đất.

Mọi công việc thi công đều sẽ phải đặt ngay trên mặt đất nền do đó mà sức chịu tải trên đất sẽ có một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo độ kiên cố và vững chắc cho công trình. Ở tất cả các công trình xây dựng thì luôn tính toán thông số này một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Để công trình không phải gặp trường hợp bị sụt lún hoặc nghiêng đổ sang hướng khác sau thời gian đã sử dụng.

Công thức để tính ra bảng tra sức chịu tải của đất nền

Việc tính toán trên bảng tra sức chịu tải của đất nền là việc khá cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả công trình hoạt động đạt chất lượng. Giả thiết từ công thức là dựa trên đất nền phẳng và ổn định, phần đáy móng cũng phẳng nên suy ra:

Công thức để tính ra bảng tra sức chịu tải của đất nền

Cụ thể:

Rđ: Sức chịu tải dựa trên đất nền được tính toán
Pgh: Sức chịu tải trong giới hạn (cường độ chịu tải trọng max của móng)
Fs: Hệ số an toàn sẽ thường dao động 2-3, có thể chọn khi đất nền cát Fs = 3 và đất nền sét Fs = 2
b: bề rộng của móng so với móng băng bằng, đường kính của móng so với móng tròn
γ: trọng lượng riêng phần lớp đất dưới móng
c: lực dính phần lớp đất dưới móng
q: ứng suất tiếp xúc dưới móng

Công thức tính toán đối với các loại móng

Công thức tính toán đối với các loại móng

Trong đó thì hệ số:

A = Nγ. nγ.mγ. iγ
B = Nq.nq.mq.iq
C = Nc.nc.mc. ic
Nc, Nq, Nγ: hệ số của sức chịu tải phụ thuộc vào góc ma sát trên φ của nền đất
nc, nq, nγ: hệ số hiệu chỉnh của hình dạng móng
mc, mq, mγ: hệ số hiệu chỉnh độ dốc trên bề mặt của lớp đất
ic, iq, iγ: hệ số hiệu chỉnh độ chênh lệch bởi tải trọng
Bảng dựa trên tính toán của Terzaghi

Bảng dựa trên tính toán của Terzaghi

Các yếu tố sẽ tác động lên sức chịu tải

Với sức chịu tải của nền thì sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nhưng trong đó thì mật nước ngầm chính là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất. Đặc biệt thì mật độ nước ngầm sẽ dao động theo mùa hoặc do thủy triều lên xuống tác động sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức chịu tải. Phổ biến nhất là 3 trường hợp sẽ xảy ra mật độ nước ngầm tác động lên sức chịu tải của đất nền:

Mô hình của Terzaghi về mặt trượt dưới móng

Phần đất nền không tác động đến nguồn nước ngầm: trọng lượng riêng của phần đất được để nguyên vẹn.
Nguồn nước ngầm có độ cao bằng hoặc hơn đối với đáy móng: trọng lượng đất khi dưới nguồn nước ngầm thì sẽ thay bằng γđn = (γ – 10) KN/m3.
Nguồn nước ngầm đặt dưới phần móng: trọng lượng riêng đất dưới nguồn nước ngầm sẽ được thay bằng γđn = (γ – 10) KN/m3.

Ví dụ tham khảo khi điền vào bảng tra sức chịu tải của nền

Trường hợp khi đất nền bị phân lớp

Với phép tính của sức chịu tải của trên đất nền tiếp theo (Rđ2, Rđ3, …) dựa vào công thức như sau:

  • I, b thay thế thành I, b
  • Có Hm1 = Hm2, Hm3, …
  • Kèm theo các chỉ tiêu dựa trên của các lớp đất nền tiếp theo
  • Khi xác định xấp xỉ I, bqư dựa trên góc mở α = 300
  • I = l + 2.hđ.tanα
  • bqư = b + 2.hđ.tanα

Khả năng chịu lực tải trên từng loại đất khác nhau

Phân loại đất

Khả năng chịu được lực (kg/m2)

Khả năng chịu được lực (kN/m2)

Đất sét ẩm mềm, ướt (hoặc là bùn)

5.000

50

Đất sét dạng mềm dẻo

10.000

100

Cát mịn, khô, lỏng

10.000

100

Đất đen

15.000

150

Đất sét ẩm và được trộn thêm cát

15.000

150

Sỏi lỏng

25.000

250

Cát vừa, khô, nhỏ

25.000

250

Đất sét dạng nhỏ

25.000

250

Cát dạng nhỏ

45.000

450

Sỏi nhỏ

45.000

450

Đá loại mềm

45.000

450

Đá có nhiều đá cát, đá vôi

165.000

1650

Đá cứng như diorit, đá granit

330.000

3300

Đây là các khả năng có thể chịu lực trên từng loại đất với trọng tải tối đa chúng có thể chịu trên một đơn vị diện tích. Bảng trên chính là giới hạn của khả năng chịu lực cuối cùng đặt trên đất nền. Chúng ta có thể sử dụng hệ số an toàn cho đất để đảm bảo an toàn tối đa cho quá trình thi công đất nền.

Trên đây là tổng hợp tất cả các công thức để tính toán và áp dụng vào bảng tra sức chịu tải của đất nền, đảm bảo cho đất nền có chất lượng ổn định và tốt nhất khi thi công. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và áp dụng chính xác vào quá trình xây dựng.

Tin cùng chủ đề
  • Tiêu Chuẩn Mối Hàn Là Gì? Cách Kiểm Tra ? Nghiệm Thu

    Tiêu Chuẩn Mối Hàn Là Gì? Cách Kiểm Tra ? Nghiệm Thu

    Cập nhật: 9/10/2024 | 10:00:01 AM

    Tiêu chuẩn mối hàn là một tập hợp các quy định, yêu cầu kỹ thuật cụ thể về chất lượng, hình dạng, kích thước, vị trí của mối hàn… Nhờ có tiêu chuẩn mà mối hàn đảm bảo được chất lượng, an toàn và tính đồng bộ. Đồng thời đáp ứng được các quy định...

  • Hướng dẫn bảo trì nhà xưởng tiền chế

    Hướng dẫn bảo trì nhà xưởng tiền chế

    Cập nhật: 4/6/2024 | 12:33:20 AM

    Hướng dẫn bảo trì nhà xưởng tiền chế

  • Cổng trục là gì

    Cổng trục là gì

    Cập nhật: 3/6/2024 | 12:00:55 PM

    Cổng trục là gì

  • Hệ móng nhà xưởng tiền chế tổng quan và chi tiết

    Hệ móng nhà xưởng tiền chế tổng quan và chi tiết

    Cập nhật: 21/5/2024 | 2:07:56 PM

    Móng nhà xưởng tiền chế đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn, ổn định và tuổi thọ của công trình. Bài viết cung cấp thông tin tổng quan và chi tiết về hệ móng nhà xưởng tiền chế, giúp chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn loại...

  • Tại sao thi công nhà xưởng tiền chế lại tiết kiệm hơn nhà xưởng bê tông

    Tại sao thi công nhà xưởng tiền chế lại tiết kiệm hơn nhà xưởng bê tông

    Cập nhật: 21/5/2024 | 1:24:01 PM

    Tại sao thi công nhà xưởng tiền chế lại tiết kiệm hơn nhà xưởng bê tông?. Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm câu trả lời. Trong bối cảnh kinh tế ngày càng cạnh tranh, việc tìm kiếm những giải pháp tiết kiệm chi phí là vô cùng...

0919 993 479